Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Lao động giúp việc gia đình: Sắp được "chính danh"

(HNM) - Sắp tới giúp việc gia đình sẽ chính thức là nghề chuyên nghiệp, được công nhận bằng hợp đồng lao động với mức lương không thấp hơn lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước. Người giúp việc gia đình được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và có quy định cụ thể về thời gian làm việc, nghỉ ngơi...

Nhiều niềm vui, không ít lo ngại...

Nghị định 27 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người giúp việc gia đình (NGVGĐ) có hiệu lực từ ngày 25-5 quy định rõ, người sử dụng lao động (chủ nhà) và NGVGĐ phải ký kết hợp đồng lao động, trong đó người lao động (NLĐ) được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục mỗi tuần, được nghỉ 12 ngày phép nguyên lương mỗi năm và nghỉ lễ, Tết theo quy định. Nếu chủ nhà yêu cầu NGVGĐ làm việc ngoài thời gian ghi trong hợp đồng, họ phải trả chi phí làm thêm cho NGV. Chủ nhà có trách nhiệm chi trả bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho NGVGĐ theo quy định của Bộ luật Lao động. Mức tiền lương do hai bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng lao động, không được phép thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Chủ nhà và NGVGĐ thỏa thuận mức chi phí ăn, ở hằng tháng của NLĐ nhưng không vượt quá 50% mức tiền lương trong hợp đồng lao động. Hình thức và thời hạn trả lương do hai bên thỏa thuận.

 

Đào tạo người giúp việc gia đình tại Công ty Perfect Việt.
Đào tạo người giúp việc gia đình tại Công ty Perfect Việt.

Có thể nói, đây là niềm vui cho hàng vạn lao động GVGĐ khi họ chính thức được công nhận như bao nghề khác. Những mặt lợi có thể nhìn thấy là NGVGĐ có thể thoát khỏi tâm lý là những lao động phi chính thức, là những "ô sin", thậm chí là những "công dân hạng hai"... Những lợi ích tiếp theo là ngoài mức lương thỏa thuận với chủ nhà (không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định). GVGĐ sẽ được nhận lương hưu khi về già. Về phía chủ sử dụng lao động, tâm lý NGV bỏ việc bất thường sẽ không còn xảy ra, mọi giao dịch đều phải tuân theo sự ràng buộc trong hợp đồng lao động có sự giám sát của UBND xã, phường, thị trấn nơi NLĐ làm việc.

Tuy nhiên, không ít những ý kiến lo ngại đã được bày tỏ. Hiện tại, lương cho NGV theo thị trường hiện nay dao động từ 3 triệu đến 4,5 triệu đồng/tháng, mức chi phí thêm cho BHXH, BHYT là 600.000 đồng - 900.000 đồng mỗi tháng. Hơn nữa, quy định lại nêu rõ chủ sử dụng lao động trực tiếp trả tiền BHXH, BHYT cho NLĐ tự đóng, sẽ khó kiểm soát vì có thể NLĐ "ỉm" số tiền này vào túi riêng. Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của Tổ chức Lao động quốc tế ILO, từ trước đến nay, phần lớn GVGĐ đặc biệt ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là nữ giới từ nông thôn, đa số mới tốt nghiệp cấp hai, không được đào tạo nghề GVGĐ nên rất thiếu chuyên nghiệp. Theo quy định, nếu NLĐ yêu cầu thì chủ nhà mới phải trả chi phí học nghề cho NLĐ. Nếu không có sự bắt buộc về tính chuyên nghiệp của nghề GVGĐ, ít nhất là khóa đào tạo ngắn hạn trước khi có nghề thì tình trạng đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là không thể tránh khỏi. Một lo ngại nữa là, quy định cho thấy hai bên ký kết hợp đồng lao động và thông báo với chính quyền sở tại. Tuy nhiên, các chế tài lại chưa được đề cập đến. Đây là điều mà hầu hết chủ nhà lo ngại.

Tạo nguồn cung có chất lượng

Trong khi đó, đề cập những quy định trong Nghị định 27, đại diện một số phường, xã tại Hà Nội lo ngại sẽ khó quản lý đối với GVGĐ vì họ làm việc trong các gia đình, khó phát hiện liệu hai bên có thực hiện đúng hợp đồng hay không. Vì vậy, dù có quy định mới nhưng vai trò của chính quyền sở tại chỉ dừng lại ở việc thống kê nhân khẩu trên địa bàn.

Theo bà Nelien Haspels, chuyên gia về giới của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) Châu Á - Thái Bình Dương thì việc ban hành nghị định về GVGĐ năm 2014 gửi đi một thông điệp, nghề GVGĐ khi được quy định cụ thể là một nghề chuyên nghiệp sẽ mang lại những lợi ích không nhỏ về kinh tế, xã hội cho các gia đình thuê NGV, cho bản thân NGV và cả xã hội. Điều đó thể hiện sự ghi nhận của Chính phủ với NGVGĐ, có ý nghĩa quan trọng để thị trường lao động có thể vận hành hiệu quả bằng cách tạo điều kiện để phụ nữ làm việc và duy trì năng suất lao động ngoài gia đình. Về những lo ngại của các chủ gia đình thuê NGV, bà Nelien Haspels cho rằng về lâu dài khi bảo đảm các quy định trong Luật Lao động, những vấn đề tồn tại nêu trên dần sẽ bị loại bỏ. NGVGĐ cũng buộc phải cam kết thực hiện những trách nhiệm của một người làm nghề. Và rõ ràng khi được pháp luật bảo vệ bình đẳng như những ngành nghề khác, nguồn lao động bổ sung vào nghề GVGĐ cũng sẽ tăng lên. Đại diện ILO cũng đánh giá việc thực thi những quy định sẽ là thách thức không nhỏ, tuy nhiên, việc công nhận LĐGVGĐ là một nghề đã là mốc thay đổi quan trọng cho thị trường lao động.

Theo thống kê của Trung tâm Quốc gia dự báo và thông tin thị trường lao động, trong năm 2015 sẽ có 246.000 người làm nghề GVGĐ. Con số này sẽ ngày càng tăng khi nghề GVGĐ được công nhận trong Luật Lao động. Hy vọng trong thời gian tới, những lo ngại của chủ sử dụng lao động và của NLĐGV sẽ được điều chỉnh để nghề GVGĐ thực sự chuyên nghiệp và không có những khoảng tối trong thị trường lao động.

Từ khoá: lao động đồng bảo hiểm gia đình bảo hiểm xã hội người lao động chi phí chuyên nghiệp chi trả bảo hiểm chính phủ gia thị trường năng suất lao động người sử dụng lao động bộ luật lao động ilo nghị định bão hợp đồng công nhân quy định bảo hiểm chấm dứt hợp đồng

Trình duyệt IE vướng lỗi bảo mật nguy hiểm

Trình duyệt IE vướng lỗi bảo mật nguy hiểm

T. Bình

Internet Explorer của Microsoft chiếm thị phần khoảng 56% và là trình duyệt phổ biến nhất thế giới.

(TBKTSG Online) - Tin tặc đã bắt đầu khai thác một lỗ hổng bảo mật của trình duyệt (browser) Internet Explorer (IE) của hãng Microsoft để chiếm quyền kiểm soát máy tính và hệ thống thông tin, kể cả các hệ thống rất an toàn của chính phủ liên bang Mỹ. Các chuyên gia khuyên người sử dụng tạm thời không dùng IE để chờ vá lỗi.

Lỗ hổng này có trên các phiên bản IE từ 6 đến 11, là trình duyệt đã được cài đặt trong khoảng một nửa số máy tính trên toàn thế giới.

Theo báo Washington Postsố ra hôm nay 28-4, hãng Microsoft đã ghi nhận được một số vụ tấn công lợi dụng lỗ hổng này từ hôm thứ Bảy 26-4, còn công ty an ninh mạng FireEye - nơi phát hiện lỗ hổng này, cho biết tin tặc nhắm chủ yếu vào các phiên bản IE từ 9 đến 11.

FireEye đặt tên các vụ tấn công này là "Chiến dịch con cáo bí mật", theo đó tin tặc sẽ lừa người sử dụng máy tính bấm vào một đường dẫn (link) hoặc mở một tài liệu đính kèm trong thư điện tử, từ đó tin tặc vượt qua hệ thống bảo mật của Microsoft và cài vào máy những phần mềm độc hại mà người dùng không hề hay biết.

Tác hại của vụ tấn công còn tùy thuộc vào "quyền" của người sử dụng. Nếu người dùng (user) đăng nhập vào Windows với tư cách người điều hành (administrator), nghĩa là có đủ mọi quyền điều hành máy, mà bị tin tặc lừa thì hậu quả sẽ lớn hơn: tin tặc có thể thay đổi toàn hệ thống, cài đặt mã độc, xem xét, sửa chữa, thay đổi, xóa bỏ dữ liệu lưu trữ trong máy hoặc tạo lập tài khoản người dùng mới có đầy đủ quyền.

Đây là loại tấn công "zero-day" vì từ khi phát hiện lỗi bảo mật đến khi tin tặc bắt đầu tấn công hầu như không có khoảng thời gian nào.

Microsoft cho biết hãng đang điều tra vụ này và soạn thảo bản vá lỗi. Trong lúc chờ đợi vá lỗi của trình duyệt IE, các chuyên gia khuyến nghị người dùng tạm thời chuyển sang sử dụng các trình duyệt khác như Firefox (của Mozilla), Chrome (của Google) hoặc Safari (của Apple) hoặc tải về bộ công cụ bảo vệ Enhanced Mitigation Experience Toolkit Version 4.1. từ trang web của Microsoft để tự phòng vệ.

Công ty FireEye thì khuyến nghị người dùng tạm thời tắt (disable) phần mềm gắn thêm (plugin) Adobe Flash trong các trình duyệt bởi vì tin tặc sẽ không lợi dụng dược lỗ hổng của trình duyệt một khi Adobe Flash đã bị tắt.

Từ khoá: bão tấn công máy tính

Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

141 chặn đứng một vụ 'bắt cóc'

Sau khi nam thanh niên dừng xe, cô gái đã nhảy xuống và nói với các chiến sĩ 141 rằng mình bị bắt cóc.

Sáng ngày 25/4/2014, tổ công tác đặc biệt Y2/141 CATP Hà Nội do Thiếu tá CSGT Nguyễn Hồng Hải chỉ huy nhận lệnh cắm chốt xử lý vi phạm tại ngã tư Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi. Tới khoảng 11h30, tổ công tác phát hiện một đôi nam nữ thanh niên điều khiển xe máy BKS không đội mũ bảo hiểm có biểu hiện lạ nên đã ra hiệu lệnh dừng xe kiểm tra hành chính.

Tức thì, nam thanh niên điều khiển xe quay đầu bỏ chạy. Cùng lúc đó, cô gái ngồi sau bỗng la hét: "Mày thả tao xuống, tao không đi với mày. Các anh ơi cứu em với". Thây vậy, các chiến sĩ của tổ công tác đã tạo thành vòng vây khép kín để chặn bắt chiếc xe.

Sau khi nam thanh niên dừng xe, cô gái đã nhảy xuống và nói với các chiến sĩ 141rằng mình bị bắt cóc. "Các anh ơi, thằng này nó bắt cóc em, em không đi với nó". Trong khi đó, nam thanh niên điều khiển xe liên tục phân bua: "Em không bắt cóc nó, em với nó là người yêu, vì đang giận nhau nên em muốn đưa nó đi... nói chuyện".

Trước sự việc kỳ lạ này, Thiếu tá Nguyễn Hồng Hải đã mời cả hai vào chốt để làm việc. Qua hỏi han và động viên của lực lượng 141, cô gái cuối cùng cũng đã chịu nói thật. "Em và hắn yêu nhau nhưng giờ em muốn chia tay. Sáng nay hắn đến cửa hàng em làm đập phá bắt em phải đi theo hắn, em không đi thì hắn lôi đi".

Như vậy, sự việc đã phần nào được làm sáng tỏ. Đôi nam nữ thanh niên trên có quan hệ yêu đương nhưng đã nảy sinh mâu thuẫn và kết quả là màn "bắt cóc" theo lời kể của cô gái.

Sau đó, tổ công tác Y2/141 đã mời đại diện cả hai bên gia đình đến để tiến hành giảng hòa và lập biên bản xử lý hành chính đôi "tình nhân" trên với lỗi không đội mũ bảo hiểm.

 

Hiệp Tạ

Từ khoá: thanh niên

Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

2014, Bảo Việt tiếp tục tìm đối tác chiến lược

Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2014 của Tập đoàn Bảo Việt (mã BVH-HOSE) diễn ra sáng ngày 24/4/2014. Với hơn 96% phiếu biểu quyết đồng ý, đại hội đã nhất trí thông qua báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013, định hướng kinh doanh năm 2014, phương án tăng vốn điều lệ của Tập đoàn Bảo Việt. 

Năm 2013, Tập đoàn Bảo Việt đã đạt được sự tăng trưởng ổn định về doanh thu và lợi nhuận. Tổng doanh thu hợp nhất của toàn Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt là 17.096 tỷ đồng, tăng 6,8% so với năm 2012, lợi nhuận sau thuế hợp nhất là 1.234 tỷ đồng.

Tổng doanh thu của Tập đoàn Bảo Việt - Công ty mẹ là 1.352 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ đạt 1.104 tỷ đồng, tăng 2,1% so với năm 2012, vượt 0,1% kế hoạch. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ của công ty mẹ đạt 16,2%, đảm bảo mức chi trả cổ tức là 15% trên mệnh giá cổ phiếu, tương ứng số tiền 1.021 tỷ đồng, bằng 92,43% lợi nhuận sau thuế. Lĩnh vực kinh doanh truyền thống là bảo hiểm đạt kết quả tốt.

Bảo Việt tiếp tục giữ vị trí số 1 thị trường bảo hiểm phi nhân thọ với 23,1% thị phần và trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, doanh thu khai thác mới của Bảo Việt nhân thọ đạt 1.596 tỷ đồng, tăng 24%. Các lĩnh vực kinh doanh khác như: chứng khoán, quản lý quỹ, ngân hàng,... đạt được sự tăng trưởng ổn định.

Tập đoàn Bảo Việt đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất năm 2014 đạt 18.329 tỷ đồng, tăng 7,2% so với năm 2013. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất dự kiến đạt 1.500 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế hợp nhất dự kiến đạt 1.183 tỷ đồng. Tổng doanh thu công ty mẹ dự kiến đạt 1.416 tỷ đồng, tăng trưởng 4,7% so với năm 2013; lợi nhuận sau thuế dự kiến 1.120 tỷ đồng.

Trong phần thảo luận trước khi biểu quyết thông qua các nội dung của đại hội, nhiều câu hỏi cụ thể và trực tiếp đến từng chỉ tiêu thể hiện hiệu quả kinh doanh năm 2013 và kế hoạch năm 2014 của BVH như: doanh thu, lợi nhuận, cổ tức.

Liên quan đến phương án tăng vốn mà Hội đồng quản trị trình Đại hội đồng cổ đông lần này cũng nhận được nhiều chất vấn rất cụ thể như: tại sao BVH lại tăng vốn vào lúc này? Vốn huy động sẽ được phân bổ cho đơn vị thành viên nào trong số 3 lĩnh vực kinh doanh lõi của BVH: nhân thọ, phi nhân thọ, dịch vụ tài chính (chứng khoán, quỹ...)?...

Trả lời nội dung này, ông Lê Quang Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Bảo Việt, cho biết, mục tiêu mà Bảo Việt thực hiện phát hành riêng lẻ từ 40 triệu đến 61,5 triệu cổ phần trong năm 2014 là để tiếp tục đầu tư cho phát triển dài hạn, nhằm khai thác thị trường tài chính còn nhiều tiềm năng, nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng đồng thời để tăng cường thêm cổ đông chiến lược nước ngoài có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, dịch vụ tài chính.

Thời điểm hoàn thành phát hành trước ngày 31/3/2015. Mức giá phát hành sẽ theo thỏa thuận giữa Tập đoàn Bảo Việt và nhà đầu tư trên nguyên tắc sử dụng giá thị trường (giá niêm yết trên sàn HOSE) và giá trị sổ sách tại thời điểm kết thúc quý gần nhất với thời điểm phát hành làm tiêu chí tham chiếu.

Dự kiến sau đợt phát hành, số vốn điều lệ Tập đoàn sẽ tăng thêm khoảng 400 tỷ đồng đến 615 tỷ đồng, nâng số vốn điều lệ mới của Tập đoàn lên tương đương 7.205 tỷ đồng đến 7.420 tỷ đồng.

Bảo Việt sẽ chào bán cho từ 1 - 3 nhà đầu tư tiềm năng đáp ứng được các tiêu chí về sức mạnh tài chính, uy tín và thương hiệu, có năng lực hỗ trợ kỹ thuật cho Bảo Việt trên một hoặc nhiều lĩnh vực như quản trị doanh nghiệp, bảo hiểm phi nhân thọ, dịch vụ tài chính (ngân hàng, chứng khoán, quản lý quỹ), đầu tư, quản lý rủi ro, mở rộng thị trường, sản phẩm mới...

Trả lời câu hỏi của cổ đông liên quan đến lộ trình thoái vốn Nhà nước tại Bảo Việt, đại diện Hội đồng quản trị cho biết là từ nay đến năm 2015, theo Nghị quyết số 15 thì tỷ lệ sở hữu của Nhà nước tại Bảo Việt là 65%. Tuy nhiên, việc thoái vốn sẽ được thực hiện theo hình thức là tăng quy mô vốn điều lệ của Bảo Việt và Nhà nước không bỏ thêm vốn.

Một trong những vấn đề nóng được nhiều cổ đông quan tâm nhất là Hội đồng quản trị đã làm gì sau sự cố một cựu lãnh đạo của Tập đoàn bị khởi tố cách đây vài ngày. Một số cổ đông đặt câu hỏi rằng, thông tin đó đã có ảnh hưởng thế nào tới hoạt động điều hành cũng như hoạt động kinh doanh của Tập đoàn? Tập đoàn đã làm gì để khắc phục rủi ro?

Trước những câu hỏi khá thời sự, ông Lê Quang Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Bảo Việt, đã dành thời gian khá dài để trả lời cặn kẽ các băn khoăn, lo lắng của cổ đông.

"Đây là những câu hỏi chính đáng thể hiện quan tâm rất cao của cổ đông đối với từng bước đi của Bảo Việt. Là một định chế tài chính bảo hiểm lớn nhất trên thị trường hiện nay, sự cố vừa qua có ảnh hưởng không tốt tới Bảo Việt trên nhiều phương diện như: uy tín, lòng tin của khách hàng, nhà đầu tư, cổ đông, bản thân trong nội bộ của Tập đoàn cũng băn khoăn, lo lắng, chúng tôi cũng rất day dứt. Chúng tôi đã họp và bàn giải pháp ngay khi sự việc xảy ra", ông Lê Quang Bình thừa nhận.

Được biết, nguyên Tổng giám đốc Bảo Việt Trần Trọng Phúc đã xin từ chức vào cuối tháng 3/2014 với lý do cá nhân và ngày 31/3/2014 Hội đồng quản trị Tập đoàn đã có quyết định về việc được thôi giữ chức vụ đối với ông Phúc. Ông Trần Trọng Phúc cũng thôi là Thành viên Hội đồng quản trị Tập đoàn Bảo Việt.

Hơn hai tuần sau, cơ quan chức năng có lệnh khởi tố với ông này. Đồng thời, Hội đồng quản trị cũng đã quyết định tạm thời bổ nhiệm ông Dương Đức Chuyển - thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc Khối đầu tư của Bảo Việt, giữ chức vụ Tổng giám đốc cho đến khi Hội đồng quản trị Tập đoàn Bảo Việt có quyết định mới.  

Sau khi đánh giá những sai sót và triển khai khắc phục, Tập đoàn cũng đã tăng cường kiếm tra kiểm soát, chấn chỉnh những sai sót. Sự việc đáng tiếc này, theo đại diện Hội đồng quản trị, đã xảy ra từ năm 2011 và ngay sau đó, từ năm 2012 Tập đoàn đã chỉ đạo Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt và các công ty thành viên rà soát việc chi hoa hồng đảm bảo đúng quy định pháp luật, rà soát lại kênh phân phối đại lý.

Giải pháp căn cơ lâu dài được Tập đoàn triển khai để khắc phục các rủi ro trong hoạt động kinh doanh, theo ông Bình, chính là giải pháp khắc phục những hạn chế của mô hình hiện nay, chuyển đổi từ phương thức quản lý kinh doanh phân tán sang hình thức quản lý tập trung trên cơ sở đầu tư hệ thống công nghệ thông tintt, chuẩn hoá từ quản lý nghiệp vụ, từ trụ sở chính đến các cơ sở. Trên thực tế, Bảo Việt đã thực hiện cải cách thành công đối với Bảo Việt Nhân thọ từ hai năm nay.

Hiện nay, cuộc cải cách này đang được tiến hành thí điểm tại một số đơn vị của Bảo Việt Việt Nam trước khi được nhân rộng ra toàn hệ thống. Giải pháp này đang được quyết liệt thực thi, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong hoạt động, từ thu chi bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm và thu chi hoa hồng, làm một cách thận trọng và có thời gian.

Ngoài giải pháp chuyển đổi mô hình, giải pháp được xem là căn bản nhất để khắc phục lỗi hệ thống, một loạt các giải pháp đã và đang được áp dụng như đa dạng hoá sản phẩm, cơ cấu lại và đào tạo người nhân lực, chuẩn hoá lại các lãnh đạo từ trụ sở chính đến thành viên, tăng cường kiểm tra kiểm soát sau khi cơ cấu lại. 

Từ khoá: vốn điều lệ doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ cổ đông chiến lược bão tăng vốn bảo việt tổng công ty bảo hiểm bảo việt phi nhân thọ công ty bảo hiểm bảo việt quản lý quỹ nhân thọ giải pháp thị trường dịch vụ nhà nước kênh phân phối hiệu quả kinh doanh lê quang bình thị trường tài chính bảo hiểm phi nhân thọ tập đoàn tài chính công ty bảo hiểm tập đoàn mở rộng thị trường doanh nghiệp bảo hiểm lĩnh vực bảo hiểm bồi thường bảo hiểm hội đồng quản trị bảo việt nhân thọ tăng vốn điều lệ khắc phục đa dạng hoá sản phẩm gia chứng khoán tài chính tăng trưởng bảo hiểm bảo việt tập đoàn bảo việt tổng giám đốc bảo hiểm nhân thọ thị trường bảo hiểm phi nhân thọ giám đốc công ty lợi nhuận phương thức quản lý nâng cao chất lượng bảo hiểm kinh doanh chất lượng dịch vụ dịch vụ tài chính thị trường bảo hiểm doanh thu sản phẩm mới quyết định

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

ĐHĐCĐ BMI: SCIC chưa rút vốn tại Bảo Minh

Congly.vn - Sáng ngày 25/4, ĐHĐCĐ thường niên năm 2014 của TCTy Cổ phần Bảo Minh (HOSE:BMI) đã diễn ra với không khí tương đối trầm lắng với chỉ một vài câu hỏi được các cổ đông đặt ra. Các tờ trình được thông qua một cách dễ dàng ngoại trừ tờ trình Sửa đổi điều lệ.

Tại Đại hội, Tổng giám đốc Lê Văn Thành trình bày kết quả doanh năm 2013 và kế hoạch năm 2014. Theo đó, năm 2013, TCTy đã không hoàn thành kế hoạch doanh thu khi ghi nhận 2,781 tỷ, đạt 96%, trong đó doanh thu về phí bảo hiểm tăng trưởng chưa đầy 3%, thấp hơn rất nhiều so với tình hình chung của thị trường; lãi ròng đạt 91 tỷ đồng, bằng 101% kế hoạch

Cũng theo ông Thành, trong nhiều năm liền Bảo Minh đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu thấp hơn nhiều so với thị trường, các nghiệp vụ không phát triển được. Các thị trường lớn như TPHCM và Hà Nội doanh thu tăng trưởng chậm. Hiện nay, thị phần của Bảo Minh đã giảm xuống chỉ còn 9.44%, cách xa Bảo Việt (23.3%) và PVI (20.94%). Hiệu quả kinh doanh cũng đạt ở mức thấp, tỷ lệ chi phí như bồi thường, hoa hồng và chi phí quản lý đều ở mức cao. Nợ phí tồn đọng nhiều, danh mục đầu tư có nhiều khoản không hiệu quả.

Năm 2014, công ty đặt kế hoạch doanh thu phí bảo hiểm đạt 2,743 tỷ đồng, tăng trưởng 6%; lợi nhuận sau thuế đạt 109.8 tỷ đồng, tăng 21%.

Liên quan đến cổ đông góp vốn, có cổ đông đặt ra câu hỏi liệu liệu trong thời gian tới SCIC (sở hữu 50.7%) có ý định rút vốn khỏi Bảo Minh hay không khi trong thời gian vừa qua đã có một số tổ chức thoái vốn tại Bảo Minh? Và nếu rút thì ảnh hưởng như thế nào đến Bảo Minh? Trả lời cho câu hỏi này, vị Chủ tịch HĐQT - cũng là người đại diện cho SCIC trả lời rằng, SCIC chưa có ý định rút vốn tại Bảo Minh và những tổ chức vừa thoái vốn ở Bảo Minh nắm giữ số cổ phần không đáng kể nên không sẽ không tác động gì nhiều. Ngoài ra, Bảo Minh đang có ý định thoái vốn tại chứng khoán Bảo Minh (tỷ lệ nắm giữ tại chứng khoán Bảo Minh là 70.02%) do kết quả kinh doanh không mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, việc tìm kiếm đối tác để chuyển nhượng đang gặp nhiều khó khăn.

Công ty cũng có kế hoạch phát hành cổ phiếu để tăng thêm 10% vốn điều lệ thực góp và sẽ tiếp tục tăng trong 2 năm tiếp theo để đạt mức vốn điều lệ là 1,100 tỷ đồng đã được xác định trong giấy phép thành lập.

Kết thúc đại hội là sự trình diện của HĐQT và Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới (2014-2019).

Hội đồng quản trị:

  1. Ông Trần Vĩnh Đức (Chủ tịch)
  2. Ông Lê Văn Thành (kiêm Tổng giám đốc)
  3. Lê Song Lai
  4. Rohit Nambiar
  5. Claude Seigne
  6. Đặng Như Lợi (Thành viên độc lập)

Ban kiểm soát:

  1. Ông Nguyễn Tiến Dũng
  2. Bà Lê Minh Tuyết
  3. Ông Martial Simonnet

Quỳnh Trang

Từ khoá: thoái vốn kế hoạch tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm tăng trưởng hiệu quả kinh doanh thị trường chi phí quản lý hiệu quả tổng giám đốc doanh thu phí bảo hiểm vốn điều lệ doanh thu bảo minh bão

Prudential Việt Nam và Standard Chartered ký kết thỏa thuận hợp tác

Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam (Prudential Việt Nam) và ngân hàng TNHH Một thành viên Standard Chartered (Việt Nam) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược mới cùng tăng cường kinh doanh bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) trong thời hạn 15 năm. Thỏa thuận này nằm trong phạm vi của thỏa thuận hợp tác 15 năm giữa hai công ty mẹ (Tập đoàn Prudential và Tập đoàn Standard Chartered) có hiệu lực tại các thị trường châu Á theo quy định pháp luật áp dụng tại mỗi quốc gia. Việt Nam là một trong những thị trường mà tất cả các chi nhánh của ngân hàng Standard Chartered sẽ phân phối độc quyền những sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đa dạng của Prudential Việt Nam. 

Từ khoá: bảo hiểm sản phẩm bảo hiểm sản phẩm bảo hiểm nhân thọ kinh doanh bảo hiểm bảo hiểm nhân thọ prudential prudential việt nam bão standard chartered ngân hàng kinh doanh bảo hiểm qua ngân hàng việt nam bảo hiểm nhân thọ prudential thị trường châu á