Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2014

Nhịp đập Thị trường 06/06: Cung giá thấp “biến mất”, thị trường hồi phục mạnh

Congly.vn - Hai sàn mở cửa trong sắc xanh khi nguồn cung giá thấp gần như không còn xuất hiện đầu phiên.

HNX-Index mở cửa xanh nhẹ đầu phiên khi tăng 0.41 điểm, hay 0.59%, giao dịch quanh 74.9 điểm. Nhóm xanh điểm đáng chú trên sàn này là nhóm Chứng khoán với các mã như SHS, VND, BVS, KLS, APS, VIG…. đang giao dịch khá ấn tượng và tăng từ 2% trở lên.

Các mã khác như SHB, VCG, SCR, HUT, PVS, DCS, KLF… cũng đang xanh nhẹ. Tổng thanh khoản trên sàn này đang tạm thời khớp hơn 4.5 triệu đơn vị sau 25 phút mở cửa.

VN-Index tương tự mở cửa xanh và tăng 3.8 điểm hay 0.7% giao dịch quanh mốc 555 điểm ở lúc 9h25. Thanh khoản đến lúc này đạt hơn 5.5 triệu đơn vị.

Các mã giao dịch xanh điểm trên sàn này có VCB, HSG, HPG, IJC, BVH, REE, SSI, HAG, MBB, FPT, GAS, OGC, STB, DPM, PVD, CSM, PET…

Ngân hàng, Chứng khoán tạm thời đang 2 nhóm có tỉ lệ tăng dần đầu. Trong khi Bất động sản, Xây dựng chỉ ở mức tăng trung bình. Các mã bất động sản như ITA, SCR, KBC, IJC, NLG, NTL, TDH, HDG, NVT…. giằng co hoặc hoặc xanh nhẹ.

Nguyên Quốc


Đã chạm đáy, bất động sản VNhấp dẫn hơn các nước khu vực

(TBKTSG Online) - Thị trường bất động sản trong nước đang ở giai đoạn vừa "chạm đáy" và có những dấu hiệu phục hồi sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm hơn so với các nước khác trong khu vực.

Lê Hoàng

Đã chạm đáy, bất động sản VN hấp dẫn hơn các nước khu vực - 48985_bds.jpg
Từ trái sang, ông Neil MacGregor (thứ 2), ông Đặng Đức Thành (thứ 3) đang thảo luận về thị trường bất động sản Việt Nam với khách tham dự - Ảnh: Lê Hoàng

(TBKTSG Online) - Thị trường bất động sản trong nước đang ở giai đoạn vừa "chạm đáy" và có những dấu hiệu phục hồi sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm hơn so với các nước khác trong khu vực.

>>> Người nước ngoài và thị trường bất động sản: mở ra rồi lại co vào

Đây là thông tin được các diễn giả là các nhà tư vấn bất động sản, chuyên gia kinh tế, ngân hàng, doanh nghiệp... nêu ra trong khuôn khổ Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Singapore, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức vào chiều ngày 5-6 tại TPHCM.

Tại phiên thảo luận về thị trường bất động sản của diễn đàn, ông Neil MacGregor, Giám đốc điều hành Savills Việt Nam - đơn vị tư vấn bất động sản, cho rằng dòng tiền nhàn rỗi của các nhà đầu tư trong khu vực còn nhiều và họ đánh giá thị trường bất động sản Việt Nam có nhiều lợi thế hơn so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia...

Lý giải cho nhận định này, ông MacGregor cho rằng Việt Nam đang ở điểm đáy của chu kỳ bất động sản, trong khi nhiều thị trường khác ở châu Á lại nằm ở đỉnh của chu kỳ, và có thể giảm trong vài năm tới. Do đó Việt Nam đang thu hút các nhà đầu tư muốn tận dụng sự hồi phục của thị trường, khi những thị trường khác bắt đầu nguội dần.

Theo Savills, xu hướng đầu tư hiện nay đang tập trung vào một số phân khúc văn phòng, khách sạn và nhà ở. Ở phân khúc văn phòng, thị trường TPHCM theo Savills dường như đã "chạm đáy" và giá thuê bắt đầu tăng. Vì thế, nhà đầu tư tập trung vào các tòa nhà văn phòng đang hoạt động với dòng tiền ổn định.

Cũng theo Savills, ở phân khúc khách sạn, lượng du khách cả trong và ngoài nước tăng rất nhanh trong những năm gần đây là cơ sở cho việc đầu tư vào khách sạn trong trung tâm các thành phố lớn hay khu nghỉ dưỡng ở các thành phố biển. Ở phân khúc nhà ở, những dự án phát triển khu căn hộ thuộc phân khúc "hẹp" phục vụ một số đối tượng khách hàng đặc biệt, bất động sản gắn liền với đất hay các dự án phát triển khu đô thị mới là những mảng đầu tư tiềm năng mà Savills nhìn thấy đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư.

"Chúng tôi tin rằng Việt Nam là điểm đến quan trọng cho việc đầu tư bất động sản tại khu vực Đông Nam Á và chúng tôi tiếp tục nhận thấy nhu cầu từ nhiều nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và các nơi khác", ông Neil nói.

Cùng quan điểm với Savills, ông Đặng Đức Thành, Chủ nhiệm Câu lạc bộ các nhà kinh tế (VEC), Ủy viên BCH Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay đang thuận lợi cho các nhà đầu tư. Theo ông nếu Nhà nước tiếp tục tích cực giúp doanh nghiệp giải quyết hàng tồn kho bất động sản, giải quyết nợ xấu ngân hàng thì dấu hiệu thị trường bất động sản sẽ phục hồi thời gian của quý 3 này.

Phân tích các kênh đầu tư như vàng, đồng đô la Mỹ, chứng khoán và gửi tiết kiệm ngân hàng, ông Thành cho rằng đầu tư vào bất động sản (nhà, đất) sẽ thuận lợi hơn. Bởi theo ông giá bất động sản trong nước hiện nay đã giảm 50% (kể từ năm 2007 đến nay), thậm chí hơn nữa, và chưa tính đến lạm phát...

Một số nhà đầu tư nước ngoài tham gia thảo luận cho rằng giá bất động sản Việt Nam hiện nay có giảm so với những năm trước đó, nhưng so với một số nước trong khu vực như Thái Lan thì việc định giá các dự án bất động sản của Việt Nam vẫn còn cao hơn.

Nhìn về cơ hội đầu tư, một số nhà đầu tư nước ngoài cũng thừa nhận đầu tư vào bất động sản Việt Nam ở thời điểm này là thích hợp. Tuy nhiên, theo họ, cũng không dễ tìm được các tòa nhà văn phòng, khách sạn đang hoạt động ở khu vực trung tâm để mua lại được. Trong khi đó, việc đầu tư những dự án mới thì rất mất thời gian do thủ tục giấy phép liên quan đến đất đai ở Việt Nam rất phức tạp.


Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

Xử lý các nhà thầu thi công đường Hồ Chí Minhyếu kém

Bộ Giao thông Vận tải vừa quyết định chuyển khối lượng 3,8 km (từ Km 1681+200 đến Km 1685) dự án đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Đắk Lắk của nhà thầu Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai cho đơn vị khác đủ năng lực để thực hiện theo đúng tiến độ.

Lý do cắt chuyển giao là do nhà thầu cũ chậm trễ tiến độ, không huy động đủ năng lực thi công theo cam kết tại gói thầu số 2. Bộ Giao thông Vận tải cũng yêu cầu Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh thực hiện các thủ tục lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực để thi công khối lượng 3,8 km nêu trên đảm bảo tiến độ, chất lượng.


Ngoài ra, Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh cần giám sát chặt chẽ, đôn đốc nhà thầu Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai huy động đầy đủ năng lực thi công khối lượng còn lại của gói thầu, nếu không đáp ứng yêu cầu tiến độ thì kiên quyết xử lý chấm dứt hợp đồng.
Xử lý các nhà thầu thi công đường Hồ Chí Minh yếu kém - 5.6.14_nhathau-470.jpg
Thi công đường Hồ Chí Minh qua Gia Lai, làm theo kiểu "nông dân".
Trước đó, ngày 3/6, Bộ Giao thông Vận tải cũng quyết định chấm dứt hợp đồng với Tổng Công ty Sông Hồng (Bộ Xây dựng) tại gói thầu số 9 dự án đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên, để chọn nhà thầu khác thay thế. Lý do nhà thầu này sử dụng thầu phụ, nhưng không báo cáo theo quy định, gây dư luận không tốt.
Trước đó, 5/2014, Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh cùng đoàn công tác đã phát hiện đơn vị thi công rải đá nền không đúng tiêu chuẩn theo quy định. Nhà thầu Đức Long Gia Lai thừa nhận, khối lượng đá đang rải đó chưa được kiểm tra về chất lượng nên đã bị lập biên bản và yêu cầu nhà thầu cam kết không được tái phạm.
Hiện một số nhà thầu thi công trên tuyến đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên thực hiện khá chậm và gây nhiều bức xúc cho nhân dân.

Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

Bạn biết gì về văn hóa công sở của người Mỹ?

(Webphunu.net) - Văn hóa công sở ở Mỹ cũng có nhiều điểm khác biệt với các nước khác trên thế giới:

Đề cao khả năng làm việc độc lập


Nếu văn hóa của người Nhật đề cao tình tập thể thì người Mỹ lại coi trong sự cá nhân. Người Mỹ nói chung là những người có khả năng làm việc độc lập rất cao. Nếu được giao làm một công việc nào đó theo nhóm, họ họp nhau lại, phân công công việc cụ thể cho từng người, khi dự án hoàn thành, mỗi một cá nhân lại trở về công việc của mình, không hề phụ thuộc vào nhau. Trong quan hệ công việc giữa cấp trên và cấp dưới hình thành một ranh giới rõ ràng. Chức vụ càng cao, càng khác biệt với những người cấp dưới, người có chức vụ cao thường hạn chế đến mức tối đa các mối quan hệ tiếp xúc với người cấp dưới. Trong các công ty Mỹ cơ cấu tổ chức rất rõ ràng, mỗi nhân viên đều có một chức vụ, vị trí nhất định, và họ không được quên rằng tất cả mọi vấn đề bàn bạc phải được thống nhất với những người lãnh đạo trực tiếp trước khi được báo cáo lên cho lãnh đạo cao cấp.


Bạn biết gì về văn hóa công sở của người Mỹ? - van-hoa-cong-so3.jpg

Người Mỹ luôn đề cao khả năng làm việc độc lập. Ảnh minh họaThay đổi công việc là chuyện bình thường
Một người lao động bình thường ở nước này có thể thay đổi công việc của mình tới 30 lần trong đời mà không một ai có thể thắc mắc. Người Mỹ coi trọng kết quả làm việc chứ không phải là hình thức làm việc, họ làm việc và bằng mọi giá phải xong việc càng sớm càng tốt chứ không phải sáng cắp ô đi chiều cắp ô về. Một nhân viên nếu đã chuyên về một ngạch nào đó thì cứ vậy mà "đào" kiến thức trong suốt cuộc đời của mình. Kiến thức chuyên ngành hẹp càng sâu càng có giá trị. Ở Mỹ, việc nhảy từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác ít xảy ra, dù vẫn có, bởi chi phí đầu tư vào một lĩnh vực nghề nghiệp mới (training) rất cao mà nếu không cẩn thận, người lao động có nguy cơ "mất cả chì lẫn chài".
Thời gian là tiền bạc
Ở Hoa Kỳ, "thời gian là tiền bạc". Thời gian cũng được coi là một loại hàng hóa như tất cả các loại hàng hóa khác. Người Mỹ tiết kiệm thời gian cũng như tiết kiệm tiền bạc. Những người cung cấp dịch vụ như luật sư, kế toán, tư vấn, các nhà tâm lý học, thợ sửa chữa cơ khí… thường tính phí hoặc tiền công dựa trên số giờ làm việc cho khách hàng, đôi khi kể cả thời gian tiếp và/hoặc nói chuyện qua điện thoại với khách hàng. Do vậy, các nhà kinh doanh, khi cần sử dụng luật sư, cần phải chuẩn bị rất kỹ các câu hỏi và nội dung cần tư vấn, và đi thẳng vào vấn đề để tiết kiệm tối đa thời gian sử dụng luật sư, tức là tiết kiệm chi phí cho chính mình.
Tương tự như vậy, các nhà kinh doanh Mỹ không có nhiều thời gian để nói chuyện rông dài hoặc đọc những bức thư dài hoặc chờ đợi sự trả lời chậm trễ. Các bức thư chào hàng hoặc giao dịch trước hết phải thu hút được sự chú ý của người đọc, và phải ngắn gọn và rõ ràng, trả lời thẳng vào các vấn đề hoặc cung cấp đúng những thông tin mà đối tác yêu cầu. Sự chậm trễ trả lời các thư hỏi hàng của đối tác Mỹ chắc chắn sẽ làm mất cơ hội kinh doanh.

Bạn biết gì về văn hóa công sở của người Mỹ? - van-hoa-cong-so1(1).jpg

Với người Mỹ, thời gian là tiền bạc. Ảnh minh họa
Loại trừ các mối quan hệ thân thuộc
Tại một số công ty Mỹ người ta không nhận các ứng viên đã từng có người thân làm việc tại đó từ trước, cho dù mối quan hệ không phải là máu mủ ruột rà. Có những công ty trước khi nhận nhân viên vào làm việc buộc nhân viên phải cam đoan không được kết hôn với người cùng công ty hoặc cùng hệ thống công ty, và nếu lỡ may có ai đó "phải lòng" nhau và quyết định đi đến hôn nhân, giải pháp tốt nhất đối với những người này có lẽ là tự tìm công việc khác và viết đơn xin nghỉ việc.
Rất coi trọng sự đúng giờ
Người Mỹ thường rất đúng giờ. Sự chậm trễ được hiểu là thiếu quan tâm, coi thường đối tác hoặc kém cỏi trong sắp xếp thời gian. Ở các thành phố lớn thường xảy ra tắc nghẽn giao thông thì có thể cho phép sớm muộn đôi chút song không nhiều. Nếu không may bị muộn 10 -15 phút thì nên gọi điện thoại báo trước và xin lỗi, nếu có thể, cho biết lý do. Nhiều thành phố ở Hoa Kỳ rất rộng; đi từ địa điểm này đến địa điểm khác có khi mất hàng giờ. Do vậy, khi sắp xếp các cuộc gặp cần phải tính trước thời gian đi lại và trừ hao thời gian tắc nghẽn giao thông. Ngược lại, đến sớm có thể làm bên chủ bối rối do chưa sẵn sàng tiếp đón hoặc được hiểu là quá sốt ruột hoặc không có việc gì tốt hơn để làm. Nói chung, bạn nên đến vào đúng thời gian ghi trên giấy mời hoặc đã hẹn.
Kiểm tra an ninh tại nơi làm việc
Sau sự kiện khủng bố 11/9, việc kiểm tra an ninh được thực hiện rất nghiêm ngặt không những tại các sân bay mà còn tại các nơi làm việc quan trọng và đông người. Khách đến làm việc nhất là tại các cơ quan của chính phủ và các tòa nhà lớn ở những thành phố lớn, nên mang theo giấy tờ tùy thân có dán ảnh để xuất trình tại thường trực và không nên mang theo hành lý cồng kềnh. Tại một số công sở, do người ra vào đông, cho nên việc đăng ký để lấy thẻ ra vào và kiểm tra an ninh đôi khi khá mất thời gian. Để không bị muộn hoặc bị rút ngắn thời gian cuộc gặp, khách đến làm việc (nhất là các đoàn đông người) ở những công sở này thường phải đến sớm để "trừ hao" thời gian đăng ký lấy thẻ ra vào và kiểm tra an ninh.
Trang phục không gò bó
Ngoài xã hội, nhìn chung, người Mỹ mặc rất thoải mái, không cầu kỳ và không quan tâm nhiều đến cách ăn mặc của người khác. Trên đường ph���, đôi khi rất khó có thể phân biệt đẳng cấp, địa vị xã hội hoặc nghề nghiệp dựa vào quần áo bề ngoài. Nữ nhân viên bán hàng tại một siêu thị có thể mặc đẹp và đắt tiền hơn một nữ luật sư giỏi có mức lương cao hơn gấp nhiều lần.
Tuy nhiên, trong công sở, tại các hội nghị, hội thảo, tiệc và các cuộc tiếp khách các doanh nhân Mỹ cũng mặc chỉnh tề và đẹp như ở các nước khác. Khách đến thăm và làm việc thường mặc com lê thẫm mầu và cravát. Mùa hè, mùa xuân, hoặc những dịp không trang trọng lắm có thể mặc com lê sáng mầu. Doanh nhân nữ cũng thường mặc com lê với màu sắc đa dạng hơn so với nam giới. Mặc gọn gàng và chỉnh tề quan trọng hơn là kiểu cách. Một số thương nhân dùng chất lượng giầy và đồng hồ đeo tay để thể hiện mình. Thứ Sáu hàng tuần thường là ngày người Mỹ ăn mặc ít nghi lễ nhất tại các công sở. Mặc dù nhìn chung người Mỹ không cầu kỳ trong ăn mặc nhưng nếu một doanh nhân đến giao dịch mặc một bộ com lê quá cũ và hoặc nhàu nhĩ chắc chắn sẽ tạo ấn tượng ban đầu không hay đối với đối tác.

Bạn biết gì về văn hóa công sở của người Mỹ? - van-hoa-cong-so2(1).jpg

Trong công sở, tại các hội nghị, hội thảo, tiệc và các cuộc tiếp khách các doanh nhân Mỹ cũng mặc chỉnh tề và đẹp như ở các nước khác. Ảnh minh họa
Nghi lễ xã giao
Người Mỹ quan tâm nhiều đến nội dung và hiệu quả công việc hơn là nghi lễ xã giao. Họ quan tâm nhiều đến năng lực chuyên môn và khả năng quyết định vấn đề hơn là chức vụ hay tuổi tác của đối tác. Họ có thể cử một chuyên viên kỹ thuật trẻ đến gặp một lãnh đạo cấp cao của bên đối tác không phải vì coi thường đối tác mà bởi vì chuyên viên kỹ thuật trẻ đó là người nắm vững nhất về vấn đề cần trao đổi. Mặt khác, người Mỹ có thể bực mình nếu bên đối tác được đại diện bởi một cấp thấp hơn, nhưng không phải vì lý do họ bị coi thường mà vì lý do đại diện bên đối tác không đủ thẩm quyền quyết định vấn đề mà hai bên đang quan tâm.
Do chi phí lao động đắt, các công ty và công sở ở Hoa Kỳ hầu như không có người tiếp tân riêng như thường thấy ở các công sở và doanh nghiệp Việt Nam. Khách (kể cả quan chức cao cấp) đến làm việc có thể được mời uống hoặc không. Nếu có, cà phê, trà, nước lọc và nước giải khát thường được để sẵn ở một bàn nhỏ trong phòng tiếp khách để khách tự phục vụ. Để tiết kiệm thời gian, ở Hoa Kỳ còn tổ chức kiểu vừa ăn sáng hoặc trưa vừa thảo luận công việc tại nhà hàng hoặc ngay tại công sở của họ.
Đối xử bình đẳng với phụ nữ
Khoảng trên 60% phụ nữ Mỹ đi làm. Số phụ nữ Mỹ đảm nhiệm những chức vụ quan trọng trong kinh doanh mặc dù vẫn còn ít, song đang tăng lên. ở Hoa Kỳ vẫn chưa hết sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ. Tuy nhiên, ở Hoa Kỳ, phụ nữ có cương vị cao trong các cơ quan hoặc công ty nhiều hơn, và họ có quyền lực hơn so với ở các nơi khác trên thế giới. Phụ nữ Mỹ không muốn mình bị coi là đặc biệt hoặc không quan trọng. Nếu gặp những đối tác kinh doanh là nữ, bạn hãy đối xử với họ như đối xử với các đối tác nam giới và không nên phật ý vì cho rằng bên chủ đã đưa phụ nữ ra tiếp bạn. Nếu họ là chủ mời bạn đi ăn, hãy cứ để họ trả tiền như những người đàn ông khác. Trong kinh doanh, phụ nữ Mỹ cũng quyết đoán không kém.
Giờ làm việc và ngày nghỉ
Giờ làm việc hàng ngày phổ biến nhất là từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, trong đó có khoảng nửa đến một tiếng ăn trưa. Các ngân hàng thường mở cửa từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Tuy nhiên, cũng có nhiều ngoại lệ. Nhiều nơi có thể bắt đầu và kết thúc ngày làm việc sớm hơn. Các công ty kinh doanh thường làm việc nhiều giờ hơn và kết thúc ngày làm việc muộn hơn. Có ngân hàng mở cửa sớm hơn và đóng cửa muộn hơn thông thường.
Một số công ty áp dụng chế độ giờ làm việc linh hoạt để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên, nhất là trong việc đưa đón con đi học.
Thủy Anh (Theo Đẹp & Khỏe)

Về thăm BaĐộng đừng quên chù ụ

Có dịp bạn hãy về Ba Động miền duyên hải Trà Vinh, nơi mang nhiều vẻ đẹp thiên nhiên bởi sự hoang sơ của nó. Ba Động có bờ biển dài với nhiều động cát đẹp, hàng dương gió vi vu mát rượi.

Ba Động còn được biết đến bởi nơi đây có một loài loài giáp xác sinh sống mà dân gian gọi là con chù ụ. Chù ụ có hình dáng tương tự cua đồng. Hai càng chù ụ đỏ hoe, to và kềnh càng, nhiều thịt, trên mai lại có những vết hằn sần sùi giống như hoa văn, hình dáng quều quào, sù sụ, buồn.

Có lẽ vì vậy mà người đời mới gọi là chù ụ. Chù ụ là một tính từ mà theo phương ngữ Tây Nam bộ thì đó là mặt khó chịu, không ưa nhìn của người nào đó đang trong tâm trạng bực bội tột độ nhưng bất lực.

Về thăm Ba Động đừng quên chù ụ - c303H1.jpg
Con chù ụ

So với ba khía thì chù ụ chậm chạp hơn, nhưng chúng ở trong các hang rất sâu. Người bình dân muốn bắt chù ụ phải dùng dá để đào. Bắt được chúng cũng là một kỳ công.

Thịt chù ụ ngon giòn, rất đặc trưng. Chù ụ được bắt về rửa sạch đất, cát, dùng tay gỡ bỏ yếm cho chúng chết rồi để ráo trước khi chế biến thành nhiều món ăn ngon.

Đơn giản nhất có lẽ đem chù ụ luộc nước dừa xiêm. Không biết có duyên tiền định hay không mà dừa xiêm vùng này nước ngọt lịm. Chù ụ đã chuẩn bị xong, leo tót lên cây bẻ trái dừa dùng dao bén dạt mặt lấy nước cho vào nồi nấu sôi. Thả chù ụ vào chỉ lát sau là chù ụ chín. Vớt chù ụ ra rổ cho ráo rồi xếp vào dĩa. Chù ụ luộc nước dừa ăn kèm với rau sống, dưa leo, cà chua, … chấm muối tiêu chanh thì phải nói, hương vị mặn mòi của miền quê ven biển như thấm vào tận món ăn dân dã này.

Về thăm Ba Động đừng quên chù ụ - 72e4H2.jpg
Chù ụ hấp nước dừa

Sẵn bếp than hồng, muốn ăn món nóng giòn người ta đem chù ụ nướng. Cứ để miếng vỉ bện bằng dây chì ngang bếp rồi sắp chù ụ lên nướng. Trở đều tay, chù ụ chín đỏ, giòn rụm. Cứ vậy, dùng tay xé từng ngoe, càng của nó chấm với muối tiêu, muối ớt vừa ăn chơi vừa nhâm nhi vài chung rượu đế rồi hóng mát lồng lộng thổi từ biển vào thì quả thật đã đời lắm vậy!

Cầu kỳ nhất là món chù ụ rang me. Chù ụ bắt về được làm sạch rồi bỏ lên chảo xào với dầu, hành và tỏi đập dập. Sau đó người ta cho nước cốt me vào và nêm nếm cho vừa miệng, sao cho có vị chua ngọt lẫn cay nồng.

Về thăm Ba Động đừng quên chù ụ - d773H3.jpg
Chù ụ nướng
Trên dĩa người ta sắp sẵn mấy miếng dưa leo xắt xéo, những đọt rau rừng xanh mơn mởn kết hợp với sắc đỏ của chù ụ, sắc vàng của những lát khóm, … nhìn đã no mắt chứ chưa cần thưởng thức.

Cuối cùng chúng tôi nói qua chuyện dân gian làm mắm chù ụ. Chù ụ bắt về, ửa sach rồi thả vô khạp da bò có pha sẵn nước muối. Thử độ mặn của muối bằng cách thả hột cơm nguội vào, hột cơm nổi lên trên mặt nước là được.

Chừng đầy khạp, người ta lấy lá dừa nước phủ lên, dùng cây chèn kín trên miệng. Độ ba hôm thì giở khạp ra, phân loại và sắp xếp lại. Chù ụ ốp (không chắc thịt) có thể ăn ngay, loại chắc thịt xếp riêng một keo khác. Sau đó, đổ nước muối ngâm lần đầu vào ngâm tiếp. Độ khoảng 5 – 7 ngày sau là chù ụ có thể ăn được. Phần nước muối còn lại trong khạp là chất tinh túy nhất, dùng để nấu nước mắm tuyệt ngon!

Về thăm Ba Động đừng quên chù ụ - 69d4H4.jpg

Chù ụ rang me

Mắm chù ụ tuy dễ làm như vậy, nhưng đôi khi do bảo quản không kỹ, bị nước mưa lọt vào, chù ụ bị trở (tức là bị hư), có mùi hôi, phải bỏ đi.

Khi ăn, người ta thường rửa từng con bằng nước sôi ấm. Tách mai, càng, chân, yếm ra từng phần. Cho tỏi, ớt, đường, khóm bằm nhuyễn, hoặc vắt nước cốt chanh vào trộn đều. Lấy dĩa đậy lại khoảng vài giờ sau chù ụ ngấm đều và dịu, ngon, ăn với cơm nguội sẽ ngon hơn. Ăn mắm chù ụ đã ngon, trứng chù ụ còn ngon hơn bởi nó có vị béo, bùi đằm.

Về thăm Ba Động đừng quên chù ụ - 9282H5.jpg
Chù ụ làm mắm

Mới hay thiên nhiên ưu đãi và bằng trí tuệ của mình, người bình dân đã tận dụng vừa phục vụ đời sống vừa góp phần hình thành nét văn hóa truyền thống đậm đà sâu sắc.

Trẻ em bị “đầu độc” trong vườn thuốc lá

Đó là những đứa trẻ 7-17 tuổi đang làm việc đến 60 tiếng/tuần trong những cánh đồng trồng thuốc lá tại Mỹ.

Chúng đang vắt kiệt sức lao động của mình để kiếm sống, để làm ra nguyên liệu cho những điếu thuốc mà cả thế giới đang hút.

Tổ chức phi chính phủ Human Rights Watch (HRW) có trụ sở tại New York, Mỹ đã đệ trình một báo cáo về điều kiện lao động cơ cực của những đối tượng trẻ em này sau khi phỏng vấn 141 em, đa phần là công dân Mỹ gốc Mỹ La tinh tại bốn bang là Virginia, Tennessee, Bắc Carolina và Kentucky. Bản báo cáo đưa ra kết luận như một lời kêu gọi: "Mọi công dân dưới 18 tuổi đều không thể được nhận vào làm việc, dưới bất cứ hình thức nào, trong một môi trường thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với thuốc lá". HRW đã cáo buộc một nghịch lý khó hiểu tại Mỹ khi một mặt trẻ em dưới 18 tuổi không có quyền mua thuốc lá nhưng mặt khác, chính các trẻ em này lại có quyền vào làm việc trong những khu đồn điền trồng thuốc lá ngay khi các em chỉ mới 12 tuổi.

Hít hơi thuốc lá tương đương hút 50 điếu/ngày

Chỉ vì miếng cơm manh áo mà thôi, bởi các đối tượng trẻ em này xuất thân từ tầng lớp cùng cực, khi mà thu nhập bình quân hằng năm của tầng lớp người Mỹ gốc Mỹ La tinh được tính trong năm 2012 là 39.005 USD, trong khi con số đó đối với toàn bộ dân Mỹ là 51.017 USD. Tỉ lệ nghèo khó của thành phần lao động nông nghiệp tại Mỹ cao hơn gấp đôi so với các lĩnh vực lao động khác, điều này giải thích được vì sao nhiều gia đình người Mỹ gốc Mỹ La tinh thường phải cho con cái họ làm việc kiếm sống từ khi chúng còn rất nhỏ.

Trẻ em bị

Nhân công làm việc trên cánh đồng thuốc lá.

Điều mà tổ chức này đặc biệt quan ngại chính là bối cảnh công việc như thế khiến các em nhỏ phải hít thở "hơi" thuốc lá thường xuyên, tương đương với việc chúng ta hút 50 điếu thuốc mỗi ngày! Khi đó, chất nicotine sẽ thẩm thấu qua các lỗ chân lông trên da, đặc biệt là đối với các lá cây thuốc lá còn tươi, theo nguyên lý tương tự như cơ chế thẩm thấu của miếng dán cai nghiện thuốc vậy. Thêm vào đó, các em phải thường xuyên tiếp xúc với thuốc trừ sâu nên thường bị buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, biếng ăn và mệt mỏi kéo dài. Những lao động trưởng thành vẫn bị các triệu chứng đó, riêng đối với trẻ em, khi cơ thể đang phát triển, sức vóc đang lớn thì hậu quả sẽ trầm trọng hơn, bởi về sau các em rất dễ bị ung thư, rối loạn trí não và thậm chí vô sinh.

Trên một khía cạnh khác, lĩnh vực nông nghiệp là trường hợp đặc biệt được thể hiện trong Bộ luật Lao động của Mỹ. Theo đó, đây là lĩnh vực sản xuất duy nhất của nền kinh tế Mỹ được thu nhận nhân công dưới 14 tuổi.

Lợi nhuận cao, chính phủ làm ngơ

Tổ chức HRW khuyến cáo rằng quy định này phải được thay đổi và yêu cầu nhận được sự hỗ trợ từ những tập đoàn sản xuất thuốc lá lớn tại Mỹ. Bản báo cáo yêu cầu 10 hãng thuốc lá lớn của Mỹ, trong đó có Philip Morris và Reynolds American (với nhãn hiệu Camel và Winston), không thu mua nguyên liệu từ những nhà sản xuất nào không tuân thủ các điều luật là "bảo đảm môi trường lao động an toàn, không gây hại đến sức khỏe, phải đảm bảo sinh hoạt bình thường và điều kiện học hành của những đối tượng lao động thanh thiếu niên". Đáng tiếc thay, trên thực tế, các tập đoàn thuốc lá lớn luôn biết cách ve vãn một cách hiệu quả chính quyền Mỹ, cho nên dù không là những cơ sở mạnh nhất tại Mỹ nhưng họ vẫn đủ sức ngăn cản được chính phủ Mỹ ký vào bản thỏa thuận khung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về việc đấu tranh phòng, chống thuốc lá.

Do đó trong lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ thuốc lá tại Mỹ, khía cạnh nhân đạo xã hội đang phải đối mặt thách thức với những lợi ích kinh tế kếch sù mà ngành này mang lại, khi mà theo thống kê, trong năm 2012 đã có 1.800 trẻ em bị thương tích do những điều kiện làm việc nặng nhọc (khuân vác nặng và sử dụng các công cụ lao động quá lớn so với sức vóc của các em) và độc hại trong các cánh đồng thuốc lá và trong năm 2011 đã có 293 tỉ điếu thuốc được bán ra thị trường.

Cuối cùng, nhận xét chung đánh giá rằng cũng chỉ vì lợi nhuận cao, rất khó mà thuyết phục được chính phủ chịu nghe theo các yêu cầu chính đáng nêu trên từ tổ chức HRW là cấm sử dụng lao động trẻ em dưới 18 tuổi làm việc trong các cánh đồng trồng thuốc lá tại Mỹ.

TƯỜNG NGUYỄN (Theo Le Point)